Trong bài viết này, Wana sẽ đi sơ lược về nguyên nhân gây ra bệnh tiểu đường kèm theo phương pháp ăn giúp giảm bệnh tiểu đường dựa trên khoa học. Hi vọng các bạn đọc giả sẽ có thêm những kiến thực thực sự hữu ích cho chính bản thân và gia đình mình nhé!

Insulin – Hiểu đúng để ăn đúng

Insulin là gì?

Insulin là 1 loại hormone giúp kiểm soát đường huyết!

  • Tiểu đường tuýp 1 là do thiếu insulin (chiếm khoảng 5% tổng số ca tiểu đường và người ta vẫn chưa biết nguyên nhân chính xác gây bệnh)
  • Tiểu đường tuýp 2 là do kháng insulin (”Cái chết đen của thế kỷ 21” và nguyên nhân chủ yếu do lối sống không lành mạnh)

⇒ Bài viết này chỉ tập trung nói đến tiểu đường tuýp 2 – loại tiểu đường mà bạn hoàn toàn có thể ngăn ngừa và giảm bệnh bằng việc ăn uống đúng cách!

Insulin hoạt động như thế nào?

Insulin là chiếc chìa khoá mở các cánh cửa để đường glucose (được chuyển hoá từ những gì chúng ta ăn vào) đi vào tế bào và cung cấp năng lượng cho chúng ta.

Tuy nhiên, ở người tiểu đường tuýp 2, chìa khoá insulin thì có rồi đó nhưng ổ khoá lại bị nghẽn khiến đường glucose không “qua được cửa” mà tích luỹ trong máu! (chúng ta gọi là hiện tượng kháng insulin – ổ khoá bị nghẽn)

⇒ lượng đường dư thừa này sẽ phá huỷ các mạch máu trên cơ thể ⇒ tuần hoàn máu kém, mất cảm giác ở chân tay, khiến vết thương lâu lành, thậm chí gây mù loà, suy thận, tim mạch và đột quỵ.

Thủ phạm thực sự gây tiểu đường.

Vậy cái gì khiến ổ khoá bị nghẽn và khiến insulin hoạt động kém hiệu quả?

Đó là chất béo – cụ thể hơn là intramyocellular lipid, chất béo trong tế bào cơ.

Theo các nghiên cứu, chất béo tích tụ bên trong các tế bào ở cơ và gan cản trở hoạt động của insulin (1). Chúng sản sinh ra các chất độc và gốc tự do làm tắc nghẽn quá trình phát tín hiệu cho insulin (2).

Vậy nên, không quá ngạc nhiên khi có đến 90% bệnh nhân tiểu đường bị thừa cân (3).

Giữa đường và chất béo – Thực phẩm nào nguy hiểm hơn?

Năm 1972, các nhà nghiên cứu đã chia những sinh viên y khoa trẻ tuổi khoẻ mạnh thành nhiều nhóm để xem xét tác động của các chế độ ăn khác nhau.

  • Nhóm 1: được cung cấp chế độ ăn giàu chất béo bao gồm dầu olive, bơ, lòng đỏ trứng và kem.
  • Nhóm 2: được cho ăn chế độ ăn giàu tinh bột gồm đường, kẹo, bánh ngọt, bánh mì trắng, khoai tây nướng, đường mật, chuối, gạo và bột yến mạch.

⇒ Ngạc nhiên thay, hiện tượng kháng insulin tăng vọt ở nhóm theo chế độ ăn giàu chất béo; trong vài ngày, đường huyết của họ tăng gấp đôi, nhiều hơn so với những người ăn giàu tinh bột và đường (4).

Ngoài ra, một nghiên cứu khác đã chỉ rõ rằng lượng chất béo trong chế độ ăn của bạn càng ít đi, insulin sẽ hoạt động càng hiệu quả – ổ khoá ít bị nghẽn hơn (5).

Cách ăn để giảm bệnh tiểu đường?

Ăn chủ yếu thực phẩm từ thực vật

Theo nghiên cứu khoa học, khi chế độ ăn ngày càng thiên về thực phẩm thực vật thì tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường giảm theo bậc thang – như bạn thấy ở hình dưới đây (6).

Không ăn chay => bán chay => Không ăn thịt, có ăn cá và hải sản => Ăn thực vật nhưng có ăn trứng và sữa => Ăn thuần chay.

Chất béo từ động vật khác chất béo từ thực vật.

Các chất béo bão hoà hầu hết được tìm thấy trong thịt, sữa bò, trứng gây hiện tượng kháng insulin.

Ngược lại, chất béo bão hoà đơn có trong hầu hết các loại hạt, dầu olive và quả bơ có thể bảo vệ cơ thể khỏi tác hại của chất béo bão hoà (7).

Một chế độ ăn giúp giảm bệnh tiểu đường đã được kiểm chứng.

Trong 1 nghiên cứu thí điểm, 13 bệnh nhân tiểu đường được yêu cầu ăn ít nhất:

  • 1 phần salad lớn mỗi ngày cũng như súp rau – đậu
  • 1 nắm các loại hạt và trái cây ở mỗi bữa ăn
  • Gần 500g rau xanh nấu chín và 1 ít ngũ cốc nguyên cám
  • Hạn chế ăn sản phẩm động vật; loại bỏ ngũ cốc tinh chế (cơm trắng, bún, phở, bánh mì trắng,…)
  • Hạn chế thức ăn vặt và dầu ăn (các loại thực phẩm chứa nhiều chất béo)

Sau 7 tháng, chỉ số HbA1c của họ giảm từ 8,2 xuống mức bình thường là 5,8 – và chỉ số này đạt được sau khi họ ngưng hầu hết các loại thuốc (8).

Chỉ số HbA1c < 5,7 được xem là bình thường; 5,7 < HbA1c < 6,4 là tiền tiểu đường; HbA1c > 6,5 là tiểu đường.

Kết luận

Tóm lại, nguyên nhân chính gây bệnh tiểu đường là do chất béo trong máu!

Chỉ đơn giản bằng việc thay đổi chế độ ăn: Hạn chế thịt, cá, trứng, sữa bò, đồ ăn chứa nhiều dầu mỡ và ăn nhiều rau, củ, quả, các loại đậu – hạt, ngũ cốc nguyên cám. Bạn đã có thể cải thiện bệnh tiểu đường một cách tự nhiên, lành mạnh mà không phải chịu đựng những tác dụng phụ từ thuốc.

Và dĩ nhiên, những kiến thức này dựa trên khoa học, bạn có thể tham khảo chi tiết hơn ở phần tài liệu tham khảo nhé!

Chúc bạn và gia đình sẽ luôn được khoẻ mạnh và an vui!

Tài liệu tham khảo

  1. Rachek LI. Free fatty acids and skeletal muscle insulin resistance. Prog Mol Biol Transl Sci. 2014; 121:267-92.
  2. Roden M, Price TB, Perseghin G, và cộng sự. Mechanism of free fatty acid-induced insulin resistance in humans. J Clin Invest. 1996; 97(12):2859-65.
  3. Ginter E, Simko V. Type 2 diabetes mellitus, pandemic in 21st century. Adv Exp Med Biol. 2012; 771:42-50.
  4. Sweeney JS. Dietary factors that influence the dextrose tolerance test. Arch Intern Med. 1927; 40(6):818-30.
  5. Himsworth HP. Dietetic factors influencing the glucose tolerance and the activity of insulin. J Physiol (Lond). 1934;81(1):29-48.
  6. Fraser GE. Vegetarian diets: what do we know of their effects on common chronic diseases? Am J Clin Nutr. 2009; 89(5):1607S-1612S.
  7. Nolan CJ, Larter CZ. Lipotoxicity: why do saturated fatty acids cause and monounsaturates protect against it? J GastroenterolHepatol. 2009; 24(5):703-6.
  8. Dunaief DM, Fuhrman J, Dunaief JL, và cộng sự. Glycemic and cardiovascular parameters improved in type 2 diabetes with the high nutrient density (HND) diet. Open Journal of Preventive Medicine. 2012; 2(3):364-71.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Giỏ hàng

Your Cart is Empty

Quay lại cửa hàng